Chuồng gà chọi là nơi ăn uống, ngủ và sinh hoạt, tiếp xúc nhiều nhất của kê. Do đó, để hạn chế bệnh và đảm bảo đủ điều kiện cho gà chiến, bạn nên học cách xây chuồng đúng chuẩn. Tham khảo bài hướng dẫn dưới đây để Đá Gà 88 giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Tiêu chuẩn thiết kế chuồng gà chọi
Trên thực tế, chuồng gà được quy định rất rõ ràng về lượng chất độn, độ ẩm, chiều cao sao cho mang đến sự thoải mái nhất cho chiến kê. Dẫu cho bạn đang chăm dòng gà chọi nào thì cũng phải tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn như:
- Chất độn: Thường là phôi bào hoặc là trấu đã được phơi khô, phun thuốc diệt nấm, virus như: Sunphat đồng 0,5%, Formol 2%,… Sờ tay vào để chắc chắn chất độn đạt chuẩn, không bị dính bết, nát vụn.
- Nhiệt độ: Ở mỗi độ tuổi thì gà sẽ có các yêu cầu khác nhau về nhiệt độ. Bạn nên tìm hiểu và trang bị thêm thước đo nhiệt độ trong chuồng.
- Độ ẩm: Yếu tố này tác động trực tiếp đến cơ quan hô hấp của gà chiến. Do đó, sư kê phải chú ý duy trì độ ẩm trung bình trong chuồng trong khoảng từ 60-70%.
- Ánh sáng: Gà khá nhạy cảm với ánh sáng và dễ bị điều kiện từ môi trường tác động. Do đó, bạn không nên để chuồng ở nơi trực tiếp hứng nắng. Thay vào đó, chọn vị trí cao, thoáng và có ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng.
Quy trình xây dựng chuồng gà chọi theo các chuyên gia
Trước khi bắt tay vào xây dựng chuồng gà, sư kê cần nắm bắt được quy trình và các dụng cụ cần phải chuẩn bị. Theo dõi hướng dẫn chi tiết dưới đây của các chuyên gia để nắm bắt cụ thể hơn nhé!
Xác định quy mô
Phải xác định được số lượng gà chọi bạn dự tính nuôi. Thông thường, mỗi con kê đều cần có không gian thoải mái để di chuyển, ăn uống, tối thiểu là 30cm – 50cm. Cứ nhân lượng gà đang có với con số phía trên thì sẽ chọn chuồng với chiều dài, độ rộng phù hợp.
Tiếp theo là chọn kiểu chuồng gà chọi, nếu nuôi theo kiểu nhỏ, lẻ 1 – 3 con thì mua loại mini hoặc 2 tầng mini. Ngược lại, các sư kê chuyên nghiệp chuyên chăn gà số lượng lớn thì phải nhờ đơn vị hoặc tự thiết kế chuồng 1, 2 dãy, nhiều tầng.
Thêm một lưu ý nho nhỏ đó là phải phân tích lượng gà trưởng thành và còn non để tách biệt và chuồng nuôi nhốt phù hợp. Kê con lúc nào cũng cần chuồng có diện tích nhỏ hơn.
Trang bị nguyên liệu làm chuồng gà chọi
Trường hợp chỉ chăn nuôi lẻ, nhỏ, anh em có thể sử dụng gỗ, sắt kết hợp với lưới để hoàn thành chuồng. Còn đối với chuồng to, quy mô lớn thì phải có thêm gạch, lưới thép.
Đặc biệt, phải cân đối chiều dài, rộng, cao tối thiểu giữa các tầng để thiết kế lưới quây, cửa sắt phù hợp. Đầu tư các vật liệu chắc chắn, khô ráo vì không gian vững chãi, rộng lớn sẽ giúp cho gà có cơ hội phát triển toàn diện hơn.
Bắt tay vào dựng chuồng từ nguyên liệu sẵn có
Chuồng đơn hoặc bội úp thì bạn nên đến những địa chỉ chuyên làm nhôm sắt để đặt chiếc lồng theo đúng ý. Khi nuôi quy mô lớn thì phải xây chuồng nuôi nhốt kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dọn dẹp, vệ sinh và chăm sóc chuồng trại.
Mẹo để tiết kiệm diện tích đó chính là xây chồng nhiều chuồng lại theo tầng. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh và tránh xung đột giữa các chiến kê sẽ yêu cầu người chăm sóc phải có một số kỹ năng nhất định.
Khám phá 3 mô hình chuồng gà chọi phổ biến
Tùy theo số lượng, kích thước, quy mô mà bạn sẽ lựa chọn loại chuồng phù hợp. Dưới đây là một số dạng chuồng được ưa chuộng nhất hiện nay:
Bội úp
Đây là dạng chuồng gà chọi nhỏ, được trang bị nắp mở ở phía đỉnh chóp, phía dưới không có đáy. Bội úp thường được làm bằng sắt hoặc tre, nứa. Tuy dễ di chuyển nhưng dạng chuồng này có không gian chỉ đủ để gà di chuyển 4 – 5 bước chân, không thích hợp nuôi nhốt lâu dài.
Chuồng mini
Mẫu chuồng mini sử dụng để nuôi từ 1 – 2 chiến kê. Có thể thiết kế kết hợp từ 1 – 2 ngăn để tạo thành buồng riêng. Chất liệu làm chuồng mini thường đa dạng, không cố định nhưng phải có phần mái lợp phía bên trên và xung quanh thì quây lại bằng lưới.
Quy mô lớn
Cuối cùng chính là các dạng chuồng gà chọi dành cho những sư kê chuyên đào tạo gà, nuôi số lượng lớn. Chuồng sẽ được kết hợp thành 1 dãy, hoặc từ 2 dãy trở lên chung một lối đi.
Kích thước của chuồng thường dao động khoảng 200cm x 100cm x 50cm. Như vậy, gà sẽ có đủ không gian thoải mái để di chuyển, ăn uống và hoạt động đơn giản.
Chuồng gà chọi phải được chăm chút tỉ mỉ từ khi xây dựng để đảm bảo đủ không gian, điều kiện cho chiến kê phát triển. Hy vọng rằng những tin tức từ bài viết phía trên đã giúp bạn xác định được kích thước, loại chuồng phù hợp. Theo dõi chuyên mục Chăm sóc gà để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích khác nhé!
Bài viết liên quan: https://daga88.luxury/cach-nuoi-ga-tre-da-co-luc/