Căn bệnh tụ trùng huyết ở gà là một thể loại truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Loại hình này có đặc tính lây lan cực mạnh và tỉ lệ chết chiếm đến 80 – 90% tổng cả đàn. Nếu như không được phát hiện sớm và kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường đối với người chăn nuôi. Đây là vấn đề mà các chiến kê tại Daga88 cực kì quan tâm.
Giới thiệu bệnh tụ trùng huyết ở gà là gì?
Tụ trùng huyết ở gà là một tên gọi khác của bệnh toi gà, do một loại vi khuẩn gây ra. Chúng thường bùng phát vào những thời điểm nhạy cảm như giao mùa, mưa ẩm ướt. Đặc tính của loại bệnh này là thể nhiễm trùng huyết dưới da, màng niêm mạc hay gan bị hoại tử.
Loại bệnh này phát triển và lây lan rất nhanh chóng, nếu không được phát hiện kịp thời và tìm cách kiểm soát sẽ để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Những con vi khuẩn có tên gọi Pasteurella multocida sẽ lây truyền tự phát hoặc qua đường hô hấp. Chúng có thể tồn tại trong không khí, thức ăn, nước uống nếu như điều kiện chuồng trại kém chất lượng.
Bệnh tụ trùng huyết ở gà và nguyên nhân bắt nguồn
Để có thể kiểm soát và chữa trị bệnh tụ trùng huyết ở gà trước hết bạn cần phải nắm bắt được nguyên nhân do đâu mà gà phát bệnh. Từ đó mới có thể điều hướng tìm ra phương pháp để khắc phục một cách hiệu quả.
Như đã giới thiệu sơ lược nguyên nhân gây nên căn bệnh nguy hiểm này là do một loại vi khuẩn có tên gọi Pasteurella multocida gây nên. Chúng không tồn tại bào tử và có 3 dạng chủng khác nhau là Multocida, Septica, Gallicda. Thể khuẩn này thường lây lan nhanh thông qua đường hô hấp và tiêu hóa. Cũng có thể truyền nhiễm qua các vết thương hở, hay tiếp xúc với những gia cầm đang bị bệnh.
Pasteurella multocida sẽ xâm nhập vào cơ thể rồi vào máu, từ đó đi đến các bộ phận trong cơ thể gây ra hiện tượng tụ máu và viêm nhiễm. Thậm chí những mầm bệnh còn tồn tại trong không khí nên gà rất dễ bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng bệnh theo từng cấp
Theo nghiên cứu, thông thường bệnh tụ trùng huyết ở gà sẽ tồn tại ở 3 thể khác nhau bao gồm:
Thể quá cấp
Người ta còn thường gọi thể này với một tên gọi khác là ác tính, tức bênh đến nhanh chóng đột ngột. Người chăm nuôi không kịp quan sát và theo dõi, thậm chí gà đang ăn bình thường tự nhiên lăn đùng ra chết. Lúc này quan sát chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy gà bị tím bầm, mỏ và mắt chảy nước nhờn có lẫn máu, mào thì bị căng phồng lên.
Thể cấp tính
Khi gà ở thể này sẽ thường ủ bệnh 2 đến 3 ngày, đồng thời sẽ có những biểu hiện như sau:
- Gia cầm sẽ bị sốt rất cao, có thể lên tới 41 – 42 độ C, có triệu chứng chán ăn, ủ rũ và bị xõa cánh. Nặng hơn nữa thì chân bị liệt và không thể đi lại bình thường.
- Miệng hay chảy dãi, sủi bọt và nhớt kèm theo đó mào bị tím xanh do bị tụ máu.
- Trong quá trình bị bệnh gà có thể bị đi ngoài phân trắng, dần chuyển sang màu xanh và có lẫn dịch nhầy.
- Gà sẽ bị chết sau 24 – 72h nếu không được phát hiện và cứu chữa.
Thể mãn tính
Thể mãn tính thường xuyên xảy ra, biểu hiện của bệnh rõ rệt nhất là nuôi mãi không thấy lớn cùng các triệu chứng:
- Mào bị sưng và phù nề do bị tích nước, có những bộ phận bị hoại tử và cứng lại suốt đời.
- Gà sẽ cảm thấy khó thở, khò khè và rất gầy yếu. Bên cạnh đó sẽ bị viêm kết mạc mắt, bị viêm khớp và đi lại chậm chạp. Nếu là đối tượng gà mái đẻ thì sẽ giảm thiểu trứng, sức khỏe kém.
- Gia cầm sẽ thấy có hiện tượng bị tiêu chảy kéo dài, nhìn thấy phân có nhầy và sủi bọt màu vàng. Để lâu sẽ bị hoại tử mãn tính do viêm màng não, từ đó dẫn đến nhiều con bị các bệnh về thần kinh.
Cách điều trị và phòng bệnh tụ trùng huyết ở gà
Nhìn chung phòng và chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà là rất quan trọng. Chính vì thế người chăm nuôi cần hết sức lưu ý đến vấn đề này.
Cách điều trị bệnh
Để điều trị bệnh tụ trùng huyết ở gà người dùng cần thực hiện các thao tác dưới đây:
- Bước 1: Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hãy tiêu độc sát khuẩn thường xuyên 1 tuần 2 lần. Phun sát trùng kỹ lưỡng trực tiếp vào khu chăn nuôi tại gia. Đồng thời tiêu hủy kỹ lưỡng gà bị chết, lọc gà ốm riêng để chăm sóc.
- Bước 2: Dùng kháng sinh để điều trị cho gà, điển hình như: Amoxicillin, Enrofloxacin, Streptomycin, Neomycin,….
- Bước 3: Sử dụng các loại vitamin, giải độc gan thận, men tiêu hóa: Điều này nhằm tăng sức đề kháng, chống xuất huyết và cầm máu. Bên cạnh đó nên cung cấp thêm chất điện giải có thành phần Nacl, KCl, NAHCO3,… nhằm mục đích bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy.
Cách phòng bệnh
Quan sát gà hằng ngày, tiêm các loại vacxin định kỳ theo quy định. Bổ sung cho gà những thực phẩm chức năng cần thiết như: vitamin, men tiêu hóa, kháng sinh phòng bệnh tụ trùng huyết ở gà. Bên cạnh đó cần giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng để gà có môi trường sống trong sạch.
Lời kết
Bệnh tụ trùng huyết ở gà rất phổ biến, chính vì vậy để chăm sóc gà hiệu quả, tránh các rủi ro ngoài ý muốn hãy theo dõi và quan tâm đến gà mỗi ngày. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh thật tốt. Hãy thường xuyên theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất tại chuyên mục chăm sóc gà trên Daga88.
Bài viết liên quan: https://daga88.luxury/ga-bi-soc-nhiet/